A. Mục tiêu bài học
Hướng dẫn học sinh cảm nhận được niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng và nhờ đó biết gắn bó với nhân dân lao khổ, tạo cho mình một sức mạnh tinh thần to lớn.Thấy được nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng say mê, bằng hình ảnh tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Thơ Tố Hữu
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
2. giới thỉệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chungYêu cầu cần đạt
1. Tiểu dẫn
Hs đọc Sgk
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thi ca của Tố Hữu?
-Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
-Quê: Làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế.
Năm 1937 (17 tuổi)Tố Hữu được giác ngộ cách mạng. Năm 1938 (18 tuổi), được kết nạp vào Đảng.
-Sự nghiệp thi ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng.Nội dung thơ Tố Hữu bám sát các chặng đường cách mạng để phản ánh. Các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta...
đều theo sát các chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam. Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
Cảm hứng (tình cảm chủ yếu) của thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn kết hợp khuynh hướng sử thi.
Nêu xuất xứ bài thơ?
+Xuất xứ bài thơ:
-Từ ấy là tập thơ đầu của Tố Hữu, được sáng tác từ năm 1937 đến năm 1946. gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
-Bài thơ Từ ấy, sáng tác tháng7/1938. nằm trong phần Máu lửa và được mang tiêu đề cho cả tập thơ.
Nêu bố cục của bài thơ?
2. Bố cục
Ba đoạn:
Đoạn một: khổ thơ đầu
(Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng)
Đoạn hai: khổ hai (Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng của Đảng)
Đoạn ba: khổ ba (Sự khẳng định của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng của Đảng)
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng
Hs đọc khổ thơ đầu
Hai tiếng Từ ấy có ý nghĩa như thế nào?
-Thể hiện thời gian
Dấu ấn quan trọng trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu: đón nhận ánh sáng lí tưởng của Đảng.
-Từ ấy như điểm chốt của thời gian, không gian đã xác định: từ bóng đêm của cuộc đời cũ, ánh sáng lí tưởng của Đảng làm bừng sáng cuộc đời nhà thơ.
Trong khổ thơ có hình ảnh nào đáng chú ý?
-Mặt trời chân lí:
Toả ánh sáng rực rỡ, chói chang, mạnh mẽ
Chân lí : đúng đắn nhất. Bừng: bất ngờ đột ngột. Chói: nguồn sáng lí tưởng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Đón nhận lí tưởng cách mạng bằng trí tuệ.
Hai câu thơ 3 và 4 tạo cho em cảm nhận gì?
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Đón nhận ánh sáng lí tưởng bằng trí tuệ, bằng tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi, lãng mạn.
So sánh tu từ: diễn đạt cảm xúc, đón nhận lí tưởng, như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng cộng sản đã mang lại niềm tin yêu cuộc đời và sức sống cho con người!
Hs đọc khổ 2 và 3
2. Lời tâm nguyện chân thành
Khổ hai: nhận thức mới về lẽ sống: sự gắn bó giữa
Nhà thơ nhận thức về lẽ sống như thế nào?
Cái tôi riêng và cái ta chung.
Các từ buộc, trang trải: thể hiện tính tự nguyện
Lòng tôi
Tình
Hồn tôi => ba trạng thái của tinh thần ý thức tình cảm, gắn liền với mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ diễn tả sự đồng cảm, tình yêu thương con người của nhà thơ.
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong khổ thơ cuối?
+Khổ hai: chuyển biến tư tưởng thể hiện ở việc giác ngộ lập trường giai cấp. Từ bỏ cái tôi cá nhân của giai cấp tiểu tư sản, để hoà nhập vào khối đời chung của nhân dân lao khổ.
+Khổ ba:
Tình cảm không còn chung chung, mà tác động đến các đối tượng cụ thể. Tự khẳng định mình: Là con, là em, là anh > gần gũi, đầm ấm thân thiét. Với vạn nhà vạn kiếp phôi pha vạn đầu em nhỏ. Chuyển biến về tình cảm là biểu hiện cụ thể cho việc giác ngộ lí tưởng cộng sản của nhà thơ.
Hs nêu lại những ý chính của từng khổ thơ
III. Tổng kết
-Nội dung: Từ ấy là tiếng mở đầu cho hồn thơ cách mạng của Tố Hữu. bài thơ mang sắc thái riêng của một tâm hồn thanh niên lần đầu bắt gặp lí tưởng: Trẻ trung, tràn trề sức sống, giọng điệu say sưa, hăm hở...
-Nghệ thuật:
Bài thơ tạo được nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp mặt trời chân lí Vườn hoa lá đạm hương, rộn tiếng chim. Sử dụng nhiều điệp từ đã là là con là em là anh thuộc trường nghĩa gia đình...
Nhịp điệu: khổ một say mê, náo nức. Khổ hai và ba: da diết sâu lắng bởi những điệp từ...
0 nhận xét:
Post a Comment