NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU
Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Đường thơ của ông gồm 7 tập thơ luôn gắn bó , phản ánh những chặng đường cách mạng dân tộc và thể hiện sự vận động trong tư tưởng , nghệ thuật của chính nhà thơ .Thơ ông là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cách mạng , dân tộc với sáng tạo nghệ thuật thơ ca .
Chặng 1: Tập thơ Từ ấy ( 1937 1946 ) là tập thơ đầu tay của tác giả thể hiện niềm vui sướng của một thanh niên giác ngộ lý tưởng , quyết hy sinh phấn đấu cho lý tưởng . Tâm hồn ấy đã vượt qua Máu lửa , vượt qua Xiềng xích để đến ngày Giải phóng cùng đất nước .
Chặng 2 [/B]: Tập thơ Việt Bắc ( 1946 1954 ) là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp , những con người kháng chiến và chiến khu Việt Bắc . Nhà thơ ca ngợi những con người bình thường , các bà mẹ ,những người phụ nữ , các anh vệ quốc quân làm những việc phi thường bảo vệ Tổ quốc .
Chặng 3 : Tập thơ Gió lộng ( 1955 1961 ) tràn đầy niềm vui trước cảnh miền Bắc là ngày hội lớn đầy sức sống , sức vươn lên trong tự do độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội . Đồng thời tập thơ cũmg bộc lộ nỗi đau chia cắt đất nước , tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt , niềm tin bất diệt vào ngày mai thắng lợi , thống nhất non sông .
Chặng 4 : Hai tập thơ Ra trận ( 1962 1971 ) , Máu và hoa ( 1972 1977 ) sáng tác trong kháng chiến chống Mỹ , là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến vĩ đại với những con người dũng khí kiên cường , ca ngợi chiến thắng của dân tộc bất chấp những hi sinh tổn thất vì kẻ thù hung bạo.
Chặng 5 : Hai tập thơ Một tiếng đờn (1992 ) và Ta với ta ( 1999) sáng tác khi đất nước đang đổi mới , bộc lộ những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống , lẽ đời , về giá trị bền vững bất chấp mọi thăng trầm của nhà thơ , bộ lộ niềm tin vào lý tưởng , con đường cách mạng và chữ Nhân toả sáng ở mỗi hồn người .
(ST)
0 nhận xét:
Post a Comment