Địa chỉ mới của blog:van-hay.blogspot.com
Breaking News
Loading...
Friday, January 30, 2015

Tú Xương với phong cách thơ mỉa mai thấm thía sây cay

10:37 PM

Tú Xương với phong cách thơ mỉa mai thấm thía sây cay.​


Đề bài: Nói về Tú Xương, nhà văn Nguyễn Vân Ngọc có viết:”Bài nào của ông cũng mỉa mai một cách thấm thía sâu cay, ngạo đời hơn là thương đời”.hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.


Bài làm: Tú Xương là một nhà thơ mà thơ văn của ông dù ở lĩnh vực nào cũng xuất phát từ cội nguồn tâm huyết của bản thân đối với dân, với nước, với đời.Mảng thơ trào phúng của ông cũng thế.Nhưng như nhà văn Nguyễn Vân Ngọc đã nói, thơ Tú Xương mỉa mai một cách thấm thía sâu cay, ngạo đời hơn là thương đời.Ông dùng tài năng của mình, ngòi bút cay nghiệt, thấm thía của mình để lên án xã hội xấu xa đương thời.


Thơ Tú Xương dựng lên một bức tranh chân thật, nhiều vẻ về xã hội thực dân phong kiến.Sống trong một xã hội ngột ngạt, đầy những điều xấu xa, nhũng nhiễu của tầng lớp quan lại, thơ ông Tú mỉa mai, ngạo đời là điều không lạ. Ông cũng như nhà thơ Nguyễn Khuyến ,không biết làm gì để giúp cho người, cho đời, chỉ biết dùng văn chương để lớn tiếng phê phán mà thôi.Nhưng thơ trào phúng của Tú Xương cay nghiệt hơn, ngạo đời hơn có lẽ là vì một phần ông bất mãn về cái sự hỏng thi của mình.Những kì thi cử luôn làm ông chật vật.Trong xã hội phong kiến xưa, quan niệm đã là sĩ tử thì phải đỗ đạt công danh là một điều đã in sâu vào máu thịt của mỗi người đi học chữ thánh hiền.Tú Xương biết trong thời buổi này có đỗ đạt ra làm quan thì cũng chỉ là hữu danh vô thực nhưng ông không sao rứt ra được cái vòng khoa cử luẩn quẩn ấy.Thế nên có lẽ ông càng cay cú,càng ngạo đời, chán nản trước cuộc đời, càng mỉa mai và căm uất.


Đập vào mắt Tú Xương là cảnh cuộc sống lố lăng, kì quặc của buổi giao thời.Bức tranh xã hội trong thơ ông trước hết là bức tranh của thành phố Nam Định, một trong những thành phố bị giặc chiếm đầu tiên trên đất Bắc.Ở đây, bọn thực dân thống trị hống hách, hà khắc và tàn bạo.Ông không trực tiếp nói nhiều đến chúng nhưng chúng vẫn thấp thoáng hiện ra với tất cả những sự đáng ghét vốn có.


“Hà Nam danh nhất ông Cò
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hai mái trống toanh đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co”


Đây là một bài thơ của ông Tú nói về một tên quan nổi tiếng là hà khắc, đề ra những luật lệ trái khoáy khiến người dân phải điêu đứng. Người dân sống dưới chế độ này trong một sự tù túng, sợ sệt, nép mình vào trong những luật lệ mà quan trên đã đưa ra.Những luật lệ cực kí vô lý.Những tên quan này thì mặc sức hoành hành ngang dọc, đứng trên đầu dân ta, vô cùng hống hách.


Ông vạch trần chân dung của một ông chủ khảo dốt nát, bất tài:


“Sở khảo khoa này bác cử Nhu
Thực là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc
Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu”


Hình ảnh ông chủ khảo trường thi hiện lên thật là lố bịch, một tên ngu dốt, chỉ là hữu danh vô thực.Ông còn nêu lên được những hình ảnh lố bịch, kệch cỡm của bọn quan lại nơi trường thi.


“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”


Bài thơ là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạc vận, hổ lốn và ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị nước ta.Trong kì thi này toàn quyền Đu- me và công sứ có đến đem tàu chiến để hậu vệ, đem đại bác đến để thị uy.Một kì thi quan trọng của quốc gia nay biến dạng thành một kì thi mà mất đi hẳn vẻ trang nghiêm vốn có, đó là một hiện thực đáng buồn,một nỗi nhục của quốc thể.Cảnh tân khoa làm lễ tạ ơn vua càng tệ hại hơn:


“Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngổng đầu rồng”


Câu thơ là một nỗi nhục nhã ê chề của các ông trí thức An Nam.Tú Xương đem cái lọng quan sứ mà đối với cái váy mụ đầm, đem cái đít vịt bà đầm ra đối với đầu rồng một ông cử dốt đang lạy tạ mũ áo vua ban.Tú Xương đã giáng một đòn thật đau, thật nặng nề vào bọn quan Tây và vào tầng lớp quan văn và quan võ thời nhí nhố.Trường thi qua con mắt của Tú Xương đã kệch cỡm nay càng kệch cỡm hơn.
Thơ Tú Xương tố cáo bọn quan lại phong kiến thối nát, tham nhũng, sa đoạ.Ông đả kích sự háo danh chuộc lợi và mua danh bán tước , sự luồng cuối xu nịnh để được thăng quan tiến chức


“Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau
Đứa thời mua tước đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng”


Ông nói thẳng, nói đúng, không hề một chút khoan nhượng đối với sự xấu xa trong xã hội.Trong thời kì này, bọn chúng đem chức tước, những danh hiệu cao quý trong xã hội bán chác với nhau như một thứ hàng hoá không hơn không kém.Ông còn nói;


“Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ, người trong nước
Sao được cho ra cái giống người”


Thật là đau đớn và chua xót xiết bao.Ông ngạo nghễ đả kích và châm biếm, mong sao những bậc chí tôn, những người có chức tước trong xã hội ra giống người, đúng với giống người.Sự khinh bỉ của ông như trào cả ra ngoài, gay gắt và khắc nghiệt.


Tú Xương còn nhận thức rõ rằng, xã hội đồng tiền đã làm suy đồi đạo đức từ trong gia đình đến ngoài xã hội


“Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi đạo con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”


Các quy luật của xã hội đều bị đồng tiền, vì đồng tiền mà xáo nhào lên cả, không còn tôn ti trật tự, không còn lấy dù chỉ là một chút ít thôi đạo lý làm người.Ngay cả tình cảm cha con, máu mủ ruột rà, tình cảm vợ chồng đầu ấp tay gối cũng bị lãng quên, cũng vùi chôn sâu trong một chữ tiền.Tú Xương nhạo xã hội, một xã hội không còn kỉ cương, lề lối.Thật đau xót khi con người mất dần cả tính người, tình người.
“Người bảo ông điên ông chẳng điên
Ông thương ông khổ hoá ra phiền
Kẻ thương người ghét hay gì chữ
Đứa trọng, thằng khinh chỉ vị tiền.”


Không vì lẽ nào khác mà chính là đồng tiền đã làm cho Nho học và chế độ khoa cử phong kiến bước vào con đường mạc vận.Ông tố cáo một cuộc sống phè phỡn xấu xa mà căn nguyên chính là vì đồng tiền.


“Nào có hay gì cái chữ Nho
Ông Nghè ông Cống cũng nằm co
Chi bằng đi học làm ông Phán
Sáng rượu sâm banh tối sữa bò”


Đồng tiền làm nỗi lên, làm này sinh bao cái lố lăng, trái gỡ, bao cái thối nát ngập tràn của cả một xã hội.Đồng tiền cặp đôi với gái làm tràn lên một không khí dâm ô


“Chí cha chí choét khua giày dép
Đen thủi đen thui cũng lụa là”


Nhà thơ tỏ thái độ khinh ghét, nguyền rủa tính cách vô luân, vô đạo đã ăn sâu vào từng con người trong xã hội.Ông ngạo cuộc đời nhưng chắc rằng ông cũng đau xót lắm.Ông đau xót, tức tối cho một xã hội ngập tràn những điều xấu xa, vô luân từ trên xuống dưới, từ trong nhà ra ngoài ngõ.


Tú Xương thấu hiểu cuộc đời nên những trang thơ của ông là một phần của cuộc đời rối ren lúc đó.Từng mảng, từng mảng trong thơ trào phúng của ông đã chắp lại cho ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội thối nát đương thời.Quả thật thơ Tú Xương ngạo đời hơn là thương đời, một sự ngạo báng của một con người trí thức với nhân cách và sự thấu hiểu đạo lý sâu sắc đối với những sự dơ bẩn về nhân cách trong xã hội.



Nguồn: Sưu tầm​

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer