Bài làm tham khảo
Nếu Truyện Kiều của Nguyễn Du để lại cho đời những ấn tượng và định nghĩa về những kẻ Sở Khanh đểu giả, những mụ Tú Bà buôn thịt bán người, những Hoạn Thư ghen tuông đáng sợ…thì Chí Phèo của Nam Cao cũng đã có một anh Chí- nhân vật điển hình – đi vào đời sống tự lúc nào.
Chí Phèo là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên được nhà văn Nam Cao viết về người thật việc thật ở làng Đại Hoàng, quê hương của tác giả, kết hợp với các hư cấu nghệ thuật để tạo nên nhân vật mang nhiều nét đặc sắc và ý nghĩa khái quát cao.
là nhân vật phải mang được những nét chung, đặc trưng, khái quát nhất của thời đại nhân vật ấy sống nhưng đồng thời cũng phải mang những đặc điểm tính cách, ngoại hình, suy nghĩ chân thực nhất, riêng nhất không thể trộn lẫn với bất cứ ai để ghi lại dấu ấn riêng của mình trong mọi thời đại.
Chí Phèo đại diện cho những nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường cùng bởi bọn cường hào địa chủ như bao người nông dân thời ấy, nhà nghèo phải đi ở cho nhà này đến nhà khác kiếm bát cơm ăn. Chí khác là Chí vốn xuất thân là đứa trẻ bị bỏ rơi, hắn có một cuộc đời mang con số không tròn chĩnh từ lúc mới lọt lòng: không cha, không mẹ, không ai chờ đợi hắn ra đời, chỉ có cái lò gạch hoang không người chờ hắn mà thôi. Hắn được quấn trong một chiếc váy đụp rồi bỏ trong lò gạch, một người nông dân nghèo khổ nhặt hắn về nuôi, khi bác phó cối chết thì Chí lại bơ vơ. Năm mười tám tuổi, số phận đưa đưa đẩy Chí tới nhà Bá Kiến, một kẻ điển hình cho sự tàn bạo xấu xa của bọn cường hào địa chủ. Cuộc đời Chí cứ không may nối tiếp không may vì Bá Kiến là một tên cường hào cáo già có bản chất gian hùng. Hắn có “ giọng quát rất sang và cái cười ấy luôn luôn che đậy bản chất nham hiểm xảo quyệt của một tên cường hào đã già đời trong nghề bóc lột”. Tất cả những suy nghĩ tính toán của hắn đã bị Nam Cao bóc trần qua những độc thoại nội tâm. Bá Kiến đi lên từ chức lý tổng rồi đến chánh tổng, bá hộ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kỳ hào huyện Hào, bắc kỳ nhân dân Đại biểu “khét tiếng hàng huyện” bóc lột dân chúng đã thành nghề. Qua mấy đời làm quan bá Kiến đã đúc kết được bao kinh nghiệm rồi nâng lên thành phương sách, nội dung truyền dạy cho con cháu. Theo hắn, nghệ thuật trị người là “ mềm nắn rắn vuông” “nắm thằng có tóc không nắm thằng trọc đầu” “ dùng độc trị độc: hay” “ đầu bò trị đầu bò”. Trong “ nghề bóc lột” hắn còn đúc kết ra kinh nghiệm “ đè nén con em đến nỗi nó không chịu được phải bỏ làng đi là dại, mười thằng thì chín thằng trở về với cái vẻ hung dữ và tính cách ương ngạnh học được ở phương xa”. Cho nên một người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng “ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông rồi lại vứt trả 5 hào vì thương anh túng quá”. Bởi vì hắn quá nham hiểm nên Chí Phèo tưởng đến cửa nhà giàu kiếm được miếng cơm manh áo nào ngờ lại gặp phải địa ngục trần gian. Bởi vì cái con vợ ba “ quỷ cái” của bá Kiến cứ bắt bóp chân và khêu gợi những chuyện dâm dật. Hắn vùng vằng không thích nhưng bá Kiến thì chẳng buông tha. Con cáo già dâm đãng lại có máu ghen tuông thảm hại đã tìm cớ để tống Chí vào tù, vào tù cũng có nghĩa là trượt dài trên dốc của cuộc đời để rồi vào lưu manh tội lỗi. Vậy là một Chí Phèo “ hiền như cục đất”, một kẻ trẻ tuổi nghèo khó nhưng biết phân biệt đúng sai, trong sáng lương thiện và dâm dục xấu xa, giàu tự trọng đã buộc phải đặt chân vào ngưỡng cửa những kẻ lưu manh tha hóa. Đó cũng là tình cảnh chung của rất nhiều người nông dân lúc bấy giờ.
Sau bảy tám năm ở tù về Chí thành một con quỷ dữ đáng sợ “ cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, đôi mắt gờm gờm trông gớm chết”, “trên người hắn săm đầy những hình thù quái dị” làm mất luôn bản chất hiền lành năm xưa. Bây giờ hắn là kẻ ác, chỉ biết làm làm việc ác. Chí bây giờ là kẻ nối bước Binh Chức, Năm Thọ ngày trước; tất cả như một quy luật nghiệt ngã tồn tại trong xã hội ngày ấy, số phận của những người nông dân lam lũ làm việc bán rẻ sức lao động của mình chưa đủ mà còn phải bán cả linh hồn. Chí Phèo trở về tuy là bậc đàn em nhưng có phần hơn cả thế hệ đàn anh đi trước và để lại dấu ấn mạnh mẽ ngay từ nét ngoại hình du côn hung hãn chẳng giống ai mà đặc biết là một khuôn mặt đầy sẹo dọc ngang đến nỗi tưởng chừng không còn chỗ nào để có thể thên sẹo được nữa, kết quả chiến công cho việc làm tay sai cho bá Kiến chuyên đi rạch mặt ăn vạ những người bà con hiền lành vô tội. Chí bây giờ không thể lẫn với ai bởi thói quen “ vừa đi vừa chửi” mà hắn chửi mới lạ lùng và ngao ngoắt làm sao. “Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi nhau với hắn, chửi cả đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn” để đời hắn giờ khốn nạn thế này. Người ta chửi có đối tượng cụ thể cón hắn chửi vu vơ, chửi tất cả nhưng “ ai cũng nghĩ chắc hắn trừ mình ra nên chẳng ai thèm lên tiếng cả”; và thế là Chí cứ chửi, chửi để thấy rằng thật xót xa cho đời Chí khi tất cả những gì quanh hắn đều đá nguyền rủa. Nam Cao để cho nhân vật của mình giải tỏa những bức xúc nội tại theo một cách bình dị tới mức không ai ngờ tới, vì người ta vẫn làm thế nhưng khi Chí thể hiện theo cách của riêng hắn bạn đọc vẫn ngớ người ra. Người ta thấy mình trong Chí nhưng Chí lại không thể lại lẫn với bất cứ ai với cái vẻ bất cần đời lên đến đỉn điểm. Đó chính là tài năng của Nam Cao trong việc xây dựng nên một nhân vật Chí Phèo điển hình.
Cũng mang tâm lý như những người nông dân thời đó hay cũng chính tâm lý của chúng ta bây giờ: luôn khát khao vươn tới sự hoàn lương, lương thiện, Chí cũng vậy. Sau khi ở tù về một ngày Chí ra chợ uống rượu với thịt chó rối say khướt. Hắn vác dao đến nhà bá Kiến réo tên tục ra mà chửi rồi đòi nợ năm xưa, cái món nợ mà có lẽ cả đời bá Kiến cũng không trả nổi cho Chí và cũng là món nợ hắn chịu của nhiều người. Chí tìm lại lương thiện. Sau khi tới đó bị lý Cường đánh Chí cào mảnh chai vào mặt rồi lăn lộn kêu “ối làng nước ôi cứu tôi với, bố con thằng bá Kiến nó đâm chết tôi, thằng lý Cường nó đâm chết tôi rồi”. Nhưng rồi với hiểu biết hạn hẹp và nông cạn của một người nông dân bần cùng, Chí cũng chẳng thể thắng nổi lão Bá Kiến, con cáo già thừa sự khôn ngoan. Hắn vừa mới về thoáng nhìn qua đã biết ngay cơ sự. Hắn quay sang quát ngay con mình rối quay sang ngọt ngào với dân làng – những người đổ ra xem và cổ động cho Chí “ các ông các bà nữa về đi thôi chứ, có gì mà năn lại như thế ấy”. Khi mọi người đã về hết chỉ còn lại mình Chí Phèo cụ Bá mới vỗ về “ Anh Chí đấy à, về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước đã…nào cứ đứng lên vào đây uống nước đã…ai chứ anh với thằng lý Cường còn có họ với nhau kia đấy”. Con cáo già bá Kiến đã không ngoan cho Chí Phèo vào bẫy bởi những lời ngọt nhạt, hắn đã đánh quá đúng vào tâm lý của những người nghèo hèn khốn khổ: mong một ngày được mở mặt mở mày nay tự dưng lại trở thành “ có họ” với người sang thế này. Và thế là chỉ vài ba câu chuyện Chí đã khúm núm một “ bẩm cụ” hai “bẩm cụ” nhất nhất tuân thủ Bá Kiến.
Khát khao trở về lương thiện vẫn còn nhen nhóm, lần thứ hai Chí đến nhà bá Kiến, miệng thì nói xin đi ở tù nhưng thực tình là sinh sự kiếm tiền. Nhưng nào ngờ khát khao lương thiện đã bị lợi dụng và bị tạm thời che đi bởi một tay Bá Kiến. Chí từ đó trở thánh công cụ “ đốt nhà, đâm chém” “tác oai tac quái cho bao nhiêu gia đình, phá vỡ bao nhiêu hạnh phúc”. Chí trở nên xa lạ với đồng loại.
Nổi loạn là vậy nhưng nếu thiếu đi sự đề cập đến “ tình yêu của Chí và Thị Nở” thì sẽ là một Chí Phèo chưa hoàn chỉnh và ấn tượng tới hôm nay. Chí gặp Thị Nở và cuộc đời đã rẽ sang một lối khác. Thị là ánh trăng mát lành của cái đêm tình cờ ấy mang đến cho Chí khao khát yêu thương. Tình yêu giữa hai mảnh đời chắp vá gặp nhau đã thức dậy bản chất lương thiện vốn có và sự tự ý thức về mình của Chí. Chí sống lại với mong ước có một gia đình nhỏ “ chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải quanh năm” “ hai đứa bỏ vốn nuôi chung con lợn” . Sau bao năm tháng , hôm nay Chí lại nghe thấy “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” hay“ tiếng những người đi chợ về hỏi nhau: hôm nay vải mấy xu hả dì?” những âm thanh ấy hôm nào cũng có nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy bởi hôm nay Chí mới bừng tỉnh, mới thiết tha hướng về cuộc sống. Bát cháo hành của Thị Nở đem đến cho Chí Phèo làm Chí cảm động “mắt ươn ướt” và “hắn cười thật hiền”. Và hắn muốn hướng về tương lai bình dị như hắn mơ ước. Hắn nói với Thị Nở “ cứ thế này mãi thì thích nhỉ, hay là mình sang ở với tớ môt nhà cho vui”. Lần đầu tiên trong đời hắn nói ra những lời như thế với một phụ nữ, đó là gì ư? Đó chính là “ lời tỏ tình của Chí”, thực sự đó là một lời tỏ tình mang bản sắc của Chí mà thôi: không thể là “anh”, “em”, “chàng” “nàng” trong xưng hô vì ở Chí ngay từ đầu luôn thống nhất là một sự mộc mạc, chân thành, một anh anh nông dân ít học chính hiệu, một kẻ đã bị làm cho trở nên thô ráp bởi nhà tù và những cuộc ăn vạ, đốt nhà, đòi nợ…Cũng khó có thể tìm được một lời cầu hôn thứ hai nào trong văn học Việt Nam giống thế bởi ở đó có sự thẹn thùng, ngượng ngập và vụng về nhưng hết sức chân thành của một nhận vật đã tạo được dấu ấn riêng ngay từ vẻ ngoại hình đến những câu chửi thề như Chí Phèo. Mọi thứ sẽ tốt đẹp nếu như Thị đồng ý tấm chân tình của hắn, đáng tiếc người đàn bà dở hơi ấy đã từ chối bởi bà cô của Thị không cho phép cháu gái lấy một thằng “ chỉ có mỗi một cái nghề là rạch mặt ăn vạ”. Nhưng trách gì bà, đó cũng là cách nhìn của những người trong xã hội với Chí. Tất cả đều coi hắn là quỷ dữ, không ai còn tin hắn, hắn bị xã hội cự tuyệt. Chí “ôm mặt khóc rưng rức”. Hắn rơi vài bi kịch tuyệt vọng muốn làm người lắm mà không ai công nhận . Thế là hắn tìm đế rượu “ hắn càng uống càng tỉnh”hắng cứ uống cho đến lúc say mềm lại vừa vác dao vừa đi vừa chửi. Mồm thì chửi bà cô thị Nở nhưng chân thì đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Hắn đến nhà bá Kiến để xin làm người lương thiện”. Xã hội ấy có tàn bạo đế đâu cũng không thể hủy hoại được ánh sáng nhân phẩm trong con người cơ cực. Chính kẻ gieo nhân xấu sẽ phải gặt quả báo. Thấm thía tình trạng tuyệt vọng của mình và con đường trở về lương thiện là không thể Chí đã lao vào đâm chết bá Kiến và cùng tự kết thúc đời mình. Cái chết của bá Kiến là khẳng định cho: “nợ máu phải trả bằng máu”. Cái chết của Chí Phèo đã thể hiện ý tưởng sâu xa nhằm góp phần tạo nên giá trị hiện thức của tác phẩm. Chí Phèo chết là bản án tố cáo xã hội đương thời, một xã hội phi nhân tính đã tước bỏ quyền sống, quyền làm người của những người dân lương thiện. Chí Phèo chết cũng là Chí cũng như bao người nông dân khác thà chết chứ không chịu quay lại con đường lưu manh, không chịu sống kiếp sống của loài cầm thú chuyên làm điều ác, thà chết chứ không chịu từ bỏ khát vọng hoàn lương. Đó là sự cảm thông và cũng là niềm tin của Nam Cao vào bản chất tốt đẹp của con người.
Bi kịch cuộc đời của Chí Phèo cũng mang những nguyên nhân cơ bản của sự khổ đau trong cuộc đời những nông dân ấy. Chính xã hội phong kiến là nguyên nhân khách quan để cho bọn cường hào địa chủ lộng quyền bóc lột tới xương tủy người nông dân và cướp đoạt cả sự lương thiện trong tâm hồn họ mà dại biểu trong bi kịch của Chí Phèo là bá Kiến.Thêm vào đó là nguyên nhân chủ quan từ những thành kiến của những người như bà cô thị Nở. Những người lao động như Chí có thể bị đè nén nhưng sẽ đến lúc họ quay lại chống trả và cũng không dễ dàng gì mua chuộc, lợi dụng.
Chí Phèo được xây dựng điển hình bằng bút pháp hiện thực với những nét ngoại hình rất riêng từ cài đầu trọc lốc” đến “hàm răng trắng hớn”, “đôi mắt gờm gờm” đến khuôn mặt đầy vết sẹo dọc ngang. Sự cá tính nằm trong cả hành động và ngôn ngữ: “hắn vừa đi vừa chửi:, “uống rượu xong là hắn chửi”. “hắn chửi đời, chửi trời, chửi cả cái đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn”, cả một thế giới ngôn từ thô nháp ngay đến cả khi bày thỏ những lời yêu thương.
Hình tượng Chí Phèo đã được khắc họa thành công và khái quát, mang tính điển hình cao, nó chỉ ra bản chất của xã hội sẽ còn có những Chí Phèo bi kịch của Chí Phèo, phải tiêu diệt xã hội ấy đi và đây chính là chiều sâu ngòi bút của Nam Cao khi miêu tả hiện thực xã hội.
0 nhận xét:
Post a Comment