TỰ DO
( P. Ê-LUY-A )
1. Tác giả:( P. Ê-LUY-A )
- Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp.
- Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít.
- Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, mang đậm hơi thở của thời đại
2. Bài thơ "Tự do":
- Được viết vào mùa hè 1941, trong lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược, in trong tập "Thơ ca và chân lý, 1942" (1942).
- Bài thơ được coi là kiệt tác, là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp.
1.Chủ đề bài thơ.
- Em = Tự do (Tự do nhân hóa thành em- cách nói tha thiết, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng, sâu xa).
Chủ đề: Khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị xâm lăng.
Nhà thơ Paul Éluard ( ảnh wikipedia)
a, Kết cấu bài thơ:
- Lặp kết cấu, cú pháp: 11/12 khổ thơ dịch (tương ứng 20/21 khổ thơ nguyên tác) lặp lại: "Trên ... trên ...Tôi viết tên em".
- Điệp từ "trên" theo kiểu "xoáy tròn"
®Hiệu quả nghệ thuật: Mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ của những nô lệ rên xiết dưới ách phát xít.
b, Không gian, thời gian biểu hiện Tự Do và cách thức liên tưởng .
- Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian:
+ Chỉ địa điểm - không gian( tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
+ Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do khi nào)
-Cách thức liên tưởng: Hình ảnh trong các khổ thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng (Tự Do được viết mọi nơi, mọi lúc):
+ Viết tên em- Tự Do lên những vật cụ thể, hữu hình .+ Viết tên em - Tự Do lên những cái trừu tượng, vô hình
® Khát vọng Tự Do hoá thân khắp không gian, xuyên suốt thời gian, hiện hữu trong cuộc đời mỗi con người.
III. Kết luận.
- Tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc;Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người.
- Vì thế, bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.
0 nhận xét:
Post a Comment