Địa chỉ mới của blog:van-hay.blogspot.com
Breaking News
Loading...
Friday, January 30, 2015

Chữ người tử tù” Có những cái cúi đầu khiến người ta trở nên hèn hạ nhưng cõ những cái cúi đầu làm cho người ta cao cả hơn

11:08 PM
Câu hỏi :
Qua truyện ngắn “chữ người tử tù” và chi tiết quản ngục cúi lạy Huấn Cao.anh chị hãy suy nghĩ về câu nói sau"có những cái cúi đầu đã làm cho người ta trở nên hèn hạ,nhưng có những cái cúi đầu làm cho người ta cao cả hơn".

(sugiahoanggia9x hỏi )​


Đây là kiểu bài tổng hợp , từ 1 tác phẩm văn học mà liên hệ đến thực tiễn, đến bản thân rồi từ đó khẳng định cái đẹp, chính vì vậy phải đi từ tác phẩm để mở rộng ra câu nói đã cho.
Dàn ý:

MB:
Nói sơ lược qua cảnh cúi lạy trong tác phẩm “Chữ người tử tù” và nêu lên câu nói
VD:
TRong cảnh nhà giam ẩm thấp đầy những phân chuột phân gián, có 1 điều lạ lung đã diễn ra . Một người quản ngục lại cúi lạy một kẻ tù sắp bị kết án tử hình cổ đeo gông chân vướng xiềng. Ở cái địa vị cao hơn đại diện cho tầng lớp phong kiến lại cúi đầu khúm núm trước 1 kẻ tù đang ở đại vị thấp hơn? Điều này cho thấy trong nhà ngục tối tăm này cái đẹp, cái thiện cao cả, cái đẹp đang làm chủ . “Có những cái cúi đầu làm cho người ta trở nên hèn hạ nhưng có những cái cúi đầu làm cho người ta trở nên cao cả hơn”.
TB
- Nêu rõ vể hoàn cảnh của cái cúi đầu
- Nêu lên vẻ đẹp tâm hồn , tình cách nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục
 Cái cúi đầu thể hiện sự thắng thế của cái đẹp, cái cao cả
- Có những cái cúi đầu thấp hèn (dẫn chứng từ trong 1 tác phẩm văn học hoặc thực tiễn, đó là những cái cúi đầu tượng trưng cho sự nịnh nọt đê hèn, cúi đầu trước cái ác)
 Kết chung

*Hướng dẫn
+ Một tên tù được đưa đến trại - một tên tù có tài hoa hơn người , 1 tên tù có khí phách hơn người. Một viên quản ngục coi trọng cái đẹp, luôn ao ước “ một ngày kia được treo ở nhà riêng mình 1 câu đối do tay ông Huấn Cao viết” . Trong tác phẩm “Chữ người tử tù, viên quản ngục đã cúi đầu 2 lần trước tên tử tù ngang ngược ấy , một lần là vì nhẫn nhịn, lần thứ 2 là cúi đầu trước cái đẹp. Cầm trên tay câu đối mà Huấn Cao cho, đạt được nguyện ước bấy lâu, nghe lời Huấn Cao dạy mà tay run run đầu cúi xuống.
Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” chính là âm thanh trong trẻo, đẹp đẽ nhất, đại diện cho cái đẹp thanh cao trên đời. Ông có tài viết chữ rất đẹp – viết ra những chữ cho người tat reo tại nơi tôn kính đẹp đẽ nhất trong nhà nhưng trừ chỗ tri kỉ ông ít chịu cho chữ . Không phải vì sự kiêu ngạo mà chính là biết quý, biết trân trọng cái đẹp, biết đặt nó vào nơi xứng đáng, trao cho người biết thưởng thức. Vào ngục ông vẫn rất lạnh lung, ngang tàn. Không them đếm xỉa đến những “biệt nhỡn “ của viên quản ngục, thản nhiên nhận rượu thịt…..-> Huấn Cao là hiện thân của cái đẹp, là nơi hội tụ giữa tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng. Ông có cái thiên lương của 1 tri thức yêu nước , rất tự trọng nhân cách và cũng không phải là có 1 trái tim bằng thép . Ông biết trân trọng , nuôi dưỡng cái thiên lương, làm cho nó nảy mầm và sống mãi.
+ Viên quản ngục “là thanh âm trong treo chen vào giữa 1 bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Ông là người coi trọng cái đẹp, quý trọng người tài. Ngoài là một người kiên trì, công phu trong việc “biệt nhỡn” người tù để xin chữ, viên cai ngục còn là người dũng cảm, có bản lĩnh ,dám biệt đãi 1 tên tử tù . Trước sự nổi nóng, khinh thường của Huấn Cao ông càng thêm kính nể hơn vì “những người chọc trời, khuấy nước , đến trên đầu người ta , người ta cũng chẳng còn biết ai nữa , huống chi cái thứ mình chỉ là 1 kẻ tiểu lại giữ tù”. Hành động của viên quản ngục là hành động của 1 kẻ có tâm, sống trong cảnh đề lao hỗn loạn, người ta sống bằng lừa lọc và tàn nhẫn mà vẫn giữ được phẩm chất cao quý, ông đã vượt qua bỏn phận làm quan…chính những điều đó đã làm lay động Huấn Cao, dẫn đến cảnh cho chữ có một không hai, hiếm có.
Hai cái cúi đầu có ý nghĩa lầm nổi bật nên cái tâm , làm nên vẻ đẹp nhân cách viên quản ngục, chứng tỏ sự chiến thắng của cái đẹp. Lòng yêu mến cái đẹp chiến thắng bổn phận tàn ác. Có những cái cúi đầu khiến người ta trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm con người ta trở nên đê tiện , nhưng cũng có cái cúi lạy làm cho con người ta bỗng trở nên cao cả, sang trọng hơn. Cái cúi đầu của viên cai ngục chính là một trường hợp như thế. Đó chính là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Huy- gô nói “TRước 1 trí tuệ tôi cúi đầu, trước 1 thiên lương tôi qùy gối” Cái cúi đầu của viên quản ngục mang ý nghĩa đó.
+
Có những cái cúi đầu khiến con người ta trở nên thấp hèn, đó là cái cúi đầu trước quyên lực , trước đồng tiền.
VD: Xuân tóc đỏ - NGuyễn Trọng Phụng- từ lúc hắn có chức quyền, từ 1 kẻ đầu đường xó chợ, chả ra gì nhưng bao nhiêu người cúi đầu kính nể hắn chỉ vì bây giờ hắn có tiền có quyền.
(Lấy vài dẫn chứng từ những tác phầm mang tính hiện thực như trong Truyện Kiều , Số đỏ, các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…)
+ Liên hệ.
Ngày nay, trong cuộc sống xô bồ này, trước thế lực của đồng tiền , của quyền lực, nhiều người đã chịu cúi đầu, hạ mình làm những việc khiến mình phải đánh mất phẩm giá, lương thiện, họ vô cảm trước nỗi đau, bất hạnh của người khác nhưng lại khúm núm, nịnh nọt trước những kẻ có tiền , vì tiền vì quyền người ta bán rẻ lương tâm, làm những điều trái pháp luật tội lỗi.
(Ví dụ: Năm Cam, những kẻ buôn thuốc phiện , giết người cướp của….=> tự lấy dẫn chứng qua sách báo ấy)


KB:
Liên hệ cuộc sống thực tiễn và hành động bản thân
“Có những cái cúi đầu đã làm cho người ta trở nên hèn hạ,nhưng có những cái cúi đầu làm cho người ta cao cả hơn".
Sống trong xã hội đầy hôn loạn, xô bồ này, chúng ta càng cần phải giữ được thiên lương trong sáng, nuôi dướng cái đẹp, không nên sa mình vào cạm bẫy. Cái cúi đầu hướng về cái đẹp của viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” chính là 1 bài học quí giá cần noi theo.


ST

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer